Những gia đình đang nuôi con nhỏ hẳn không mấy ngạc nhiên khi trẻ rất dễ khóc. Trẻ có thể khóc vì tranh cãi với người chị lớn hơn vài tuổi, vì chẳng may vấp ngã hay vì lỡ cụng đầu vào tường...
Khi con khóc, cha mẹ có thể dễ mất bình tĩnh và trước khi kịp nhận ra, họ đã hét lên với trẻ “Đừng có khóc nữa, không thì…” và nạt nộ trẻ, điều mà chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Cho dù các bậc phụ huynh luôn muốn điều tốt cho trẻ, nhưng đôi khi việc sử dụng những ngôn từ dọa nạt để yêu cầu trẻ ngừng khóc không phải là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Nhiều bậc phụ huynh dễ mất bình tĩnh khi trẻ khóc (Ảnh minh họa).
Bác sỹ tâm lý học lâm sàng Vaani Gunaseelan thuộc phòng khám Dịch vụ Tâm lý Think (Singapore) cho biết, việc đe dọa trẻ, né tránh và không quan tâm đến mỗi lần con khóc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái.
Trên thực tế, cách tốt nhất để trẻ ngừng khóc là giữ bình tĩnh và cố gắng làm hài lòng trẻ bằng cách tìm ra lý do trẻ khóc. Bác sỹ Vaanie chia sẻ,:“Hãy cố tìm ra lý do trẻ khóc – trong hầu hết trường hợp, đó là do nhu cầu của trẻ như đói bụng, khó chịu, thiếu động lực hay quá mệt mỏi, chưa được thỏa mãn.”
Cha mẹ cũng nên giải quyết nhu cầu của trẻ bằng cách dạy cho trẻ cách biểu đạt cảm xúc phù hợp hơn, như sử dụng các từ đơn giản để miêu tả tâm trạng. Sau đó khi trẻ đã miêu tả được, hãy khen ngợi trẻ vì đã biết cách nói ra nhu cầu của bản thân.
Hãy ghi nhớ rằng, việc con khóc – cũng giống việc trẻ tức giận hoặc cười đùa, không hề xấu. Đó là cách trẻ giải quyết các vấn đề về cảm xúc mà cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là nếu cơn tức giận của trẻ có thể làm trẻ hoặc người khác bị thương. Cha mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội trẻ học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Dưới đây là một vài lưu ý khi cha mẹ muốn dỗ dành trẻ khi trẻ khóc:
- Không nên phân tán sự chú ý của trẻ khỏi cảm xúc của bản thân trẻ: Cha mẹ nên tránh hướng sự chú ý của trẻ đến món đồ chơi hay bộ phim hoạt hình trẻ yêu thích để làm trẻ vui. Bác sỹ Vaani cho biết, sẽ tốt hơn nếu trẻ được học cách tự kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc hơn và phân tán sự chú ý của trẻ.
- Không nên đặt quá nhiều câu hỏi cho trẻ bởi trẻ thường rất bối rối khi phải giải quyết các vấn đề về cảm xúc. Việc đặt quá nhiều câu hỏi cho trẻ sẽ càng khiến trẻ bị “choáng ngợp”.
- Không nên trách cứ trẻ vì trẻ khóc: Cha mẹ không nên bỏ mặc cảm nhận của trẻ bằng việc trách cứ trẻ vì trẻ khóc. Không nên nói những câu như “Con giận vì bạn con lấy bút chì của con, nhưng con đáng lẽ nên đóng hộp bút chì lại.” Thay vào đó, cha mẹ nên giúp trẻ tìm ra giải pháp, như khuyên trẻ chia sẻ cảm nhận với người bạn. Chẳng hạn, cảm nhận của trẻ như thế nào khi bạn lấy bút chì mà không xin phép trẻ.
- Không nên mắng trẻ: Cha mẹ thể hiện sự thông cảm đối với trẻ có thể hiệu quả hơn việc mắng mỏ trẻ.
Cha mẹ nên giữ bình tĩnh và sử dụng từ ngữ khéo léo để giải quyết vấn đề của trẻ (Ảnh minh họa).
Từ ngữ mà cha mẹ sử dụng cũng quan trọng không kém phương pháp cha mẹ trò chuyện với trẻ. Bác sỹ Vaani cho biết, cha mẹ nên sử dụng ngôn từ có tác dụng khơi gợi cảm xúc của trẻ. Từ ngữ cha mẹ sử dụng sẽ “giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ thấu hiểu cảm nhận của trẻ nhưng không cho phép trẻ có hành động như vậy.”
Cha mẹ có thể sử dụng các cụm từ như:
#1. “Con người ta vẫn buồn mà con.”
#2. “Con người ta vẫn khóc mà con.”
#3. “Con có muốn nói với mẹ điều gì làm con buồn như vậy không?”.
#4. “Con nói đúng, như thế thật không công bằng.”
#5. “Mẹ hiểu con đang rất khó chịu.”
#6. “Mẹ biết mà, mẹ hiểu”.
#7. “Mẹ đang lắng nghe con đây”.
#8. “Mẹ sẽ luôn ở bên cơn.”
#9. “Mẹ sẽ giúp con giải quyết vấn đề này.”
#10. “Con biết đấy con có thể tìm đến mẹ nếu con đã sẵn sàng chia sẻ với mẹ.”
(Nguồn: Parent)
Thanh toán khi nhận hàng
Hoàn toàn miễn phí
Hotline: 0917 099 949
Tốt nhất cho Mẹ & Con